Nhiều quan điểm cho rằng sữa đậu nành thúc đẩy tế bào ung thư vú, ngăn ngừa hấp thụ chất dinh dưỡng và không tốt cho người ăn chay.
Những tác hại gây tranh cãi của sữa đậu nành

 

Lâu nay, đậu này luôn được coi là một thực phẩm có tác dụng đẹp da, chống lão hóa và có lợi cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ. Dù vậy, vẫn còn những ý kiến về các tác dụng khác của loại "thần dược" này. Cả hai luồng ý kiến đối lập vẫn đang là đề tài tranh cãi lớn chưa có hồi phân giải trong giới chuyên gia sức khỏe.

1. Chứa chất kháng dinh dưỡng, ngăn ngừa hấp thụ

Đậu nành chứa một lượng lớn các chất độc tự nhiên gọi là chất kháng dinh dưỡng. Ngoài ra, đậu nành và sữa đậu nành không lên men thường chứa hàm lượng acid phytic khá cao, thường có ở vỏ hạt. Acid phytic gây cản trở sự hấp thu qua ruột của một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, iốt, magie, sắt, kẽm. Điều này được cho là dẫn đến sự thiếu hụt các khoáng chất kể trên trong cơ thể, ngay cả khi bạn đã áp dụng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.

nhung-tac-hai-gay-tranh-cai-cua-sua-dau-nanh

2. Gây ra quá trình dậy thì sớm ở bé gái và 'nữ tính hóa' ở bé trai

Đậu nành rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh nhưng lại không tốt cho trẻ em. Estrogen trong đậu nành bị nghi ngờ có liên quan đến hiện tượng dậy thì sớm ở các bé gái. Bên cạnh kích thích dậy thì sớm, estrogen còn ức chế sự phát triển testosterone bình thường ở nam giới nói chung và các bé trai nói riêng, gây ra những thay đổi trong quá trình phát triển tính cách của trẻ. Các nhà khoa học đã phát hiện: ở những trẻ thường xuyên sử dụng đậu nành, hợp chất estrogen trong cơ thể cao gấp 22.000 lần so với những bé trai được bú mẹ.

3. Giảm lượng tinh trùng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, estrogen trong đậu nành có liên quan đến việc giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, làm giảm khả năng có con. Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đậu nành làm tăng lượng hormone estrogen, gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sản xuất tinh trùng và làm rối loạn việc sản xuất một số hormone khác. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng.

4. Không phù hợp với bệnh nhân gout, dạ dày, sỏi thận

Lượng purine có trong sữa đậu nành có thể trở thành mối nguy hiểm đối với bệnh nhân gout, căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa purine. Uống sữa đậu nành có thể khiến niêm mạc của bạn bị kích ứng, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm. Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày, viêm thận, sỏi thận cũng không nên dùng sữa đậu nành. Uống sữa đậu nành dễ gây ra tình trạng dư thừa acid trong dạ dày, gây đầy hơi. Oxalat có trong sữa đậu nành cũng rất dễ kết hợp với calci trong thận tạo ra sỏi thận.

nhung-tac-hai-gay-tranh-cai-cua-sua-dau-nanh-1

5. Là sản phẩm biến đổi gene (GMO)

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có tới 98% đậu nành đã bị biến đổi gene để chống lại ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ khi diện tích trồng đậu nành bị các loại cỏ xâm lấn.

6. Không tốt cho người ăn chay

Sữa đậu nành mặc dù có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng lại chứa ít hàm lượng protein, vitamin A, canxi và kẽm hơn sữa công thức và sữa bò, đặc biệt là rất nghèo nàn vitamin B12 và vitamin D. Những người ăn chay, vốn dĩ thiếu vitamin B12, khi uống sữa đậu nành sẽ khiến cơ thể cảm thấy tồi tệ hơn.

7. Chứa nhôm

Đậu nành được chế biến trong bể chứa nhôm có thể bị thấm nhôm. Nhôm có liên quan đến sự khởi đầu của bệnh Alzheimer cũng như có một tác động tiêu cực với thận.

8. Kích thích đông máu

Trong sữa đậu nành chứa chất kích thích hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

9. Không phải là sản phẩm tự nhiên

Mặc dù những người trồng và bán sữa đậu nành luôn tuyên truyền sản phẩm của mình là tự nhiên nhưng không phải vậy, đậu nành được xử lý qua các quá trình sơ chế ở nhiệt độ rất cao.

10. Kích thích phát triển tế bào ung thư vú

Nhiều phụ nữ được khuyến khích uống sữa đậu nành để giúp giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh nhưng trong đậu nành lại có chứa isoflavone, kích thích phát triển ung thư vú ở những người đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh này.

SuZi Nguyễn (Theo NaturalOn)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

sữa đậu nành tác hại của sữa đậu nành biến đổi gene Những tác hại gây tranh cãi của sữa đậu nành

kem dứa mẹo rang thịt mắm tép ngon me ga xao nau dong Bun thang Gỏi chân gà chim cút chiên thùng com tron Han Quoc đậu bắp xào ớt cay Bánh nhúng quà quê ngày Tết Trung chien Bí quyết cho nước dùng món súp được ngày phở Việt Nam tại Nhật Bản che vai nuong bôt ngot canh bún Cún Khang Móng giò kho sả ớt canh ga chien nuoc mam ngon Làm kim chi canh bi nhoi bài trí nội thất Bot gao ăn uống ung thư món nướng cá chép hot vit lon canh hầm bổ dưỡng cá hồi xốt xì dầu bánh quy chocolate chip cà kho cay Cách nấu che troi nước Súp trai cay ngon Chim bồ câu hầm Mon Au vụn gà kho Thit kho tieu Kinh nghiệm hay đà nẵng tà m ot chuong nep thịt bò hầm hạt dẻ mam va rau lẩu cua miền tây banh pizza sương sâm cá ngần chiên giòn banh tart trung sốt cà chua với bắp cải cuộn thịt ca bong kho thạch mon ngon tu dau bap Tôm xào bánh pho mát thịt xông khói cách làm bánh gà com rang thap cam bánh gạo trái tim canh cà chua nước cam cách làm đậu phộng bao tử heo rim dừa chả giỏ Cơm lam đặc sản thơm hương núi rừng chứng chướng bụng nước ngọt rượu xá xíu Cari gà trà chanh cac lam mon man mon cà bo cau bồi quán caramen mứt gứng dẻo canh ga nuong cach lam mi xao thit heo Cách cắm hoa đẹp c º cách làm mực nhồi miến mang tre Banh khoai tay amthưc ca thu tuong ban cong thuc lam mut khoai tay sườn xào chua ngot người việt nam cach lam kem sau rieng pha trà bánh phô mát cuộn kem cha muc chien thom Trang trí Trứng gà kim sa nước ep trai cay cach lam trung hoành thánh sandwich kẹp phô mai chạo cá Cơm chiên Cá chốt món ngọt muối sả ớt mix lạc sốt đậu đùi gà rán mặn công dụng của đỗ đen cach lam ca com kho chay ruốc cá cong thuc banh tart trung Kem sữa Ẩm thực banh truyen thong nấu canh khổ qua nhồi tôm mon ram chữa ho Công thức cá nướng cỏ cơm cuộn chay nóng bức Cach lam goi sua